Việc ký hợp đồng thuê phòng trọ, một hình thức ràng buộc pháp lý về tài sản có thể còn khá mới mẻ với nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn năm nhất. Nếu không cẩn thận, bạn có thể rơi vào cảnh tiền mất tật mang, dẫn đến tranh chấp không đáng có với chủ trọ.

Vậy nên, trước khi đặt bút ký hợp đồng, bạn nhất định phải lưu ý những điều sau.

Lưu ý khi ký hợp đồng phòng trọ


Xác định thông tin người cho thuê

Trước khi đặt bút ký vào bất kỳ hợp đồng thuê phòng trọ nào, điều quan trọng nhất bạn cần làm là xác định người ký hợp đồng với bạn có quyền cho thuê hợp pháp hay không? Đây là bước giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro và tranh chấp sau này.

Thông thường, người cho thuê có thể là:

  • Chủ nhà trọ (chính chủ sở hữu căn nhà/phòng trọ)
  • Người được ủy quyền (quản lý, trung gian đại diện cho chủ nhà)

Cách xác minh quyền sở hữu:

Đối với chủ nhà (chính chủ)

  • Yêu cầu được xem sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà).
  • Kiểm tra xem thông tin người đứng tên trên sổ hồng có trùng khớp với người đang giao dịch với bạn không.

Đối với người trung gian/quản lý tòa nhà:

  • Yêu cầu cung cấp giấy ủy quyền có công chứng từ chủ nhà.
  • Đồng thời, cần có sổ hồng photo có công chứng để đối chiếu.
  • Kiểm tra kỹ nội dung giấy ủy quyền: quyền hạn, thời gian hiệu lực, phạm vi cho thuê,…

Ghi lại thông tin đối chiếu

  • Chụp lại thông tin CCCD của người ký hợp đồng và các giấy tờ liên quan như sổ hồng, giấy ủy quyền.
  • Điều này giúp bạn có bằng chứng đối chiếu nếu xảy ra tranh chấp sau này.

Nếu thông tin không trùng khớp bạn có thể bỏ qua tránh tranh chấp sau này.

Lưu ý khi ký hợp đồng phòng trọ


Đọc kỹ nội dung hợp đồng

Nguyên lý bắt buộc trong mọi trường hợp chứ không riêng nhà trọ đó là: Không bao giờ ký khi chưa đọc kỹ.

Dưới đây là những nội dung bạn cần đặc biệt lưu ý khi xem hợp đồng:

  1. Bên A có phải là chủ sở hữu hợp pháp không? (Xem thêm phần xác minh quyền sở hữu như đã nêu).
  2. Nếu là người cho thuê lại (thuê rồi cho thuê lại), bạn cần yêu cầu họ cung cấp hợp đồng thuê gốc và kiểm tra xem: Hợp đồng đó còn hiệu lực không? Có điều khoản cho phép họ cho người khác thuê lại hay không?
  3. Hợp đồng có ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc không?
  4. Trong quá trình thuê, nếu muốn chấm dứt sớm, có điều kiện gì kèm theo không?
  5. Tiền cọc là bao nhiêu? (Thường từ 1 đến 2 tháng tiền nhà).
  6. Khi chấm dứt hợp đồng sớm, có được hoàn cọc không? Có cần báo trước bao lâu?
  7. Chủ trọ có quyền giữ lại tiền cọc trong trường hợp nào? (hư hỏng tài sản, vi phạm hợp đồng…)

Lưu ý khi ký hợp đồng phòng trọ


Ghi lại tình trạng căn phòng

Trước khi chính thức nhận phòng và chuyển đồ vào ở, đừng quên kiểm tra kỹ lưỡng hiện trạng của căn phòng. Đây là bước cực kỳ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của bạn khi sau này rời đi, tránh bị “đổ oan” cho những hư hỏng không phải do mình gây ra. Nhớ là quay video tránh bảo cố ý chỉnh sửa hình ảnh nhé.

  • Chụp ảnh hoặc quay video toàn bộ căn phòng trước khi dọn vào: từ sàn nhà, trần, tường, cửa ra vào, cửa sổ đến các thiết bị như máy lạnh, quạt, đèn, ổ điện…
  • Đặc biệt chú ý những điểm có dấu hiệu ẩm mốc, bong tróc, nứt nẻ, vết xước, hư hỏng của nội thất hoặc thiết bị đi kèm (bàn ghế, tủ, giường…).
  • Yêu cầu ghi rõ tình trạng phòng hiện tại vào hợp đồng thuê hoặc tạo một phụ lục đính kèm hình ảnh/video nếu được.
  • Nếu chủ trọ không đồng ý ghi vào hợp đồng, bạn nên gửi hình ảnh/video qua tin nhắn cho họ và giữ bằng chứng cuộc trò chuyện.

Mẹo nhỏ: Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những hư hỏng hiện tại để yêu cầu giảm giá phòng trọ, nó sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

Lưu ý khi ký hợp đồng phòng trọ


Chú ý vào các điều khoản không rõ ràng

Khi đọc hợp đồng thuê phòng trọ, nếu bạn gặp phải những điều khoản mơ hồ, khó hiểu hoặc chưa hợp lý, đừng vội bỏ qua. Hãy chủ động hỏi lại người cho thuê và yêu cầu giải thích rõ ràng, tốt nhất là thể hiện bằng văn bản hoặc ghi chú lại rõ ràng trong hợp đồng.

Một số điều khoản thường gây tranh cãi mà bạn cần đặc biệt lưu ý:

  • Cấm nấu ăn, cấm nuôi thú cưng, không cho người lạ ở lại qua đêm
  • Phát sinh chi phí không rõ ràng

Ví dụ như chi phí quản lý, tiền dọn vệ sinh, phí gửi xe… hay tăng giá điện nước, giá thuê giữa chừng mà không có thông báo hoặc thỏa thuận trước.

Nếu trong quá trình đọc các điều khoản hợp đồng có những điều khiến bạn khó hiểu, hoặc không hợp lý, mơ hồ, bạn cần hỏi lại hoặc làm rõ bằng văn bản như:

  • Cấm nấu ăn, cấm nuôi thú cưng, không cho người lạ ở lại qua đêm.
  • Tăng thêm chi phí giữa chừng, thêm các chi phí quản lý.

Lưu ý khi ký hợp đồng phòng trọ


Hãy nhớ rằng, khi thuê phòng trọ, bạn có đầy đủ quyền lợi pháp lý, không phải là bên yếu thế. Bạn có quyền yêu cầu làm rõ mọi điều khoản, từ chối ký hợp đồng nếu điều kiện không hợp lý, và lựa chọn một nơi phù hợp hơn.

Việc cẩn thận trong khâu kiểm tra hợp đồng không chỉ giúp bạn tránh tranh chấp sau này mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh tế của một người thuê nhà có trách nhiệm.